The Age of Adaline (2015): Lời nguyền của sự bất tử

Bất tử, là một trong những điều mà loài người từng muốn đạt được, lại mang đến những tai ương và nỗi sầu thảm cho con người, đó là nỗi cô quạnh theo năm tháng, cằn cỗi, già nua trong tâm hồn và vẫn mãi là con người với sinh lão bệnh (bất tử), trải qua những hỉ nộ ái ố, sân si, đố kị mà bất kỳ ai cũng phải có. Câu chuyện của Adeline Bowman muốn lột tả những khía cạnh đó.

Song of the Sea (2014): Bài ca của biển cả

Bộ phim là một tác phẩm nghệ thuật trong từng thước phim với các chi tiết nhỏ nhất được vẽ tay, khi mà ở đó không chỉ là con người, thú vật, thiên nhiên mà còn là từng sinh vật bé nhỏ nhất đã được chăm chút kỹ lưỡng cùng với hiệu ứng hình ảnh và đồ hoạ giúp liên tưởng đến những bức tranh hơn là những thứ được vẽ từ công nghệ hiện đại. Đó chỉ là cái nền để dựng lên một câu chuyện xúc động và đầy cảm xúc về quan hệ mẫu tử, gia đình ruột thịt. Với lối kể chuyện đậm màu sắc huyền thoại, đặc biệt sử dụng các chuyện cổ Celtic về Selkie, đã cuốn hút không chỉ trẻ nhỏ mà còn những người đã từng có tuổi thơ

The Woman in Black: Angel of Death (2015) – Người đàn bà hận thù mù quáng

Bộ phim kinh dị, rùng rợn này là phần tiếp theo của bộ phim cùng tên được chiếu vào năm 2012. Nhưng nguyên bản được bà Susan Hill viết vào năm 1987, sau đó dựng thành phim truyền hình cùng năm đó. The Woman in Black năm 2012, với sự diễn xuất của Daniel Radcliffe – tuy không thành công lắm về mặt diễn xuất, nhưng cũng đủ để tạo nên cái không khí ma ám, rùng rợn của thị trấn Crythin Gifford – đã thành công ngoài mong đợi, chính vì thế mà nhà sản xuất quyết tâm làm phần tiếp theo với tên gọi The Woman in Black: Angel of Death (tạm dịch: Người đàn bà áo đen: Thiên sứ của cái chết, nhưng với ý nghĩa này thì nên dịch là Người đàn bà mặc áo tang: Tử thần), với xã hội Anh vào đầu thế kỷ 20, người phụ nữ chịu tang thường mặc áo đen, che mạn đen để thể hiện nỗi thống khổ, và có lẽ bà Susan Hill nâng tầm người đàn bà này mà cho cái từ khá mỹ miều là “thiên thần”, mặc dù bà ta có thể được liệt vô dạng giết người hàng loạt có chủ đích.

Birdman (2014) – The Unexpected Virtue of Ignorance

Ánh hào quang của người nghệ sĩ cũng giống như ánh sáng của những con đom đóm, sẽ trở nên lung linh trong một đêm tối trời không ánh trăng, nhưng lại chợt tắt nhanh chóng và kẻ thưởng lãm vui thú với thứ ánh sáng có màu sắc và hình thù khác. Riggan Thompson là một gã diễn viên nổi lên với vai diễn Người Chim (Birdman) – một siêu anh hùng – mà người Mỹ yêu mến, đại diện cho cái thiện, sự hoàn mỹ và những lời tung hô có cánh không phanh đó đã khiến một con người trở nên kiêu kỳ, lạc lối và sống giả dối trong thứ ánh sáng lập loè ấy.

The Theory of Everything (2014): Thuyết vạn vật

Đừng vì tựa đề phim làm bạn ngao ngán khi nghĩ đến những lý thuyết vật lý lượng tử khô khan và khó hiểu, bộ phim không phải nói về công trình của nhà vật lý Stephen Hawking, mà nói về cuộc sống và câu chuyện tình cảm xúc động của ông. Đó là câu chuyện có thật, không chỉ tôn vinh về một con người vỹ đại với những suy nghĩ đời sống giản dị mà còn là tình yêu con người ở khía cạnh đạo đức và nhân văn được kể trong xã hội hiện đại ngày nay.

The Judge (2014)

Trò đùa của cuộc đời quả thật làm cho con người phải khốn khổ, ngay cả khi bạn cầm trên tay quyền phán xét số phận của một con người, thì số phận của bạn cũng bị cuộc đời này quyết định. The Judge – Ngài Thẩm Phán – chính là ngài Joseph Palmer, người đã quyết định số phận của bao con người trên toà, và câu chuyện của ngài thẩm phán diễn ra khi chính ngài rơi vào vị trí là bị cáo, với tội danh cố ý giết người.

Kaguyahime no monogatari (2013): Truyền thuyết về Công Chúa Kaguya

Bộ phim này cũng như bao phim khác Ghibli, luôn mang đến niềm vui, không quá nhiều nhưng cũng không quá ít, đọng lại ở người xem những suy nghĩ nhất định hoặc tình cảm yêu mến. Con người luôn có những hạnh phúc và nỗi buồn, thực tại và những người thân xung quanh luôn là niềm vui lớn nhất. Khi phát hiện ra mình yêu họ, cần họ nhưng lại quá muộn, thì cũng giống như nàng Kaguya về trời vì chút nông nỗi phàm tục.